(CafeF VN) AMI và AC Energy đưa trang trại điện mặt trời BMT Đắk Lắk hoà lưới, bắt đầu vận hành thương mại
Dự án điện mặt trời BMT có công suất lắp đặt 30 Mwp, do Liên doanh giữa Công ty Cổ phần AMI và Tập đoàn AC Energy (Philippine) làm chủ đầu tư. Đây là dự án về năng lượng tái tạo tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk.
Hôm nay, ngày 25.4. 2019, dự án Trang trại điện mặt trời BMT Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành dự án, hòa lưới và đưa vào vận hành thương mại. Đây là dự án trang trại điện mặt trời đầu tiên đã hòa lưới của tỉnh Đắk Lắk.
Dự án điện mặt trời BMT có công suất lắp đặt 30 Mwp, do Liên doanh giữa Công ty Cổ phần AMI và Tập đoàn AC Energy (Philippine) làm chủ đầu tư. Đây là dự án về năng lượng tái tạo tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk hưởng ứng kêu gọi đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Việt Nam, theo quyết định khuyến khích đầu tư điện mặt trời số 11/2017/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tại buổi lễ khánh thành, Ông San Pedro Rodrigo - Giám đốc dự án điện mặt trời BMT - tuyên dương đơn vị tổng thầu EPC (hợp tác giữa Công ty ERS Malaysia và Tập đoàn IPC Việt Nam) đã nỗ lực không mệt mỏi để đưa dự án vào vận hành thương mại trước thời hạn của hợp động. Giữ khoảng cách an toàn trước thời hạn vàng 30.6.2019, đây là thời điểm hết hạn cơ chế khuyến khích đầu tư điện mặt trời với giá ưu đãi.
Ông San Perdo Rodrigo đặc biệt hài lòng với sự đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân của Tập đoàn IPC tại dự án. Ông cho biết rất ngạc nhiên với năng lực kỹ thuật và quản lý dự án của Tập đoàn IPC. Đồng thời đánh giá, IPC là một trong những đơn vị đầu tiên của Việt Nam đã nắm bắt và hoàn toàn làm chủ công tác thiết kế (dùng phần mềm PV-Syst), thi công, vận hành chạy thử của một dự án trang trại điện mặt trời.
Tập đoàn IPC là một đơn vị kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực sắt thép và xây dựng, với doanh thu đạt hơn 6 ngàn tỷ đồng/năm. Liên tục 10 năm liền đứng trong top 500 doanh nghiệp cổ phần lớn nhất của Việt Nam (VNR 500).
Ngoài dự án điện mặt trời BMT, Tập đoàn IPC cũng tham gia với cương vị thành viên tổng thầu EPC của hai dự án trang trại điện mặt trời khác tại Việt Nam, đó là: Dự án Nhà máy điện mặt trời AMI Khánh Hòa 50Mwp tại Cam An Nam, tỉnh Khánh Hòa (cũng do liên doanh Công ty cổ phần AMI và Tập đoàn AC Energy làm Chủ đầu tư) và Dự án Nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc – EVN Licogi, Gia Lai 15Mwp, do công ty Cổ phần LIcogi 16 làm Chủ đầu tư.
Tập đoàn IPC cũng là đơn vị thực hiện hợp đồng vận hành, bảo dưỡng (O&M) cho các dự án trên và hai dự án điện mặt trời Trí Việt Tây Ninh và Bach Khoa Tây Ninh (Do Công ty Sungrow Trung Quốc làm Chủ đầu tư).
Cho tới thời điểm này, Tập đoàn IPC tự hào là một trong những công ty Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực thực hiện các dự án năng lượng tái tạo với 3 dự án ở cương vị tổng thầu EPC và 4 dự án ở cương vị thực hiện vận hành bảo dưỡng nhà máy - O&M. Tập đoàn IPC đang có những dịch chuyển về định hướng phát triển sang mảng năng lượng tái tạo bằng việc tiếp thu các chuyển giao công nghệ mới nhất để trở thành nhà thầu EPC và nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực trang trại điện mặt trời, điện mặt trời áp mái, điện gió, và điện sinh học ( điện sinh khối, điện khí sinh học).
Hải An
Theo Trí thức trẻ
Bài viết liên quan
(KHANHHOA Online) AMI Khánh Hòa được lựa chọn cung cấp tín chỉ carbon cho Thế vận hội Paris 2024
Mới đây, Thế vận hội Paris 2024 đã công bố tiến bộ mới nhất trong chiến lược carbon thấp của thế vận hội. Bên cạnh tham vọng giảm lượng khí thải carbon tại thế vận hội, ban tổ chức đã phát triển một chương trình tài trợ cho các dự án nhằm tránh và thu giữ lượng khí thải carbon, nhằm mục đích bù đắp lượng khí thải không thể tránh khỏi liên quan đến sự kiện thể thao mùa hè này.
Xem thêmParis 2024 trình bày tiến bộ mới nhất trong chiến lược carbon thấp
Paris 2024 đã đặt mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải carbon của Thế vận hội so với mức trung bình của London 2012 và Rio 2016. Chưa đầy một tháng trước khi Thế vận hội bắt đầu, nó sẽ trình bày những phát triển mới nhất liên quan đến các cam kết về khí hậu trong hai lĩnh vực chính: giảm lượng khí thải liên quan đến Thế vận hội và hỗ trợ cho các dự án thu giữ và tránh carbon.
Xem thêm(Báo Đầu Tư) AMI AC Renewables dự tính đầu tư 6 tỷ USD vào dự án điện gió tại Quảng Bình
Ông Nguyễn Nam Thắng, Tổng giám đốc Công ty AMI AC Renewables cho biết đang nghiên cứu phát triển dự án điện gió ngoài khơi với tổng mức đầu tư khoảng 6 tỷ USD tại Quảng Bình.
Xem thêm(Sở Công thương - Quảng Bình) Khánh thành cụm trang trại điện gió B&T 252 MW tại Quảng Bình
Ngày 16/11, Công ty Cổ phần AMI AC Renewables (là công ty mẹ của công ty cổ phần điện gió B&T), chính thức tổ chức nghi lễ khánh thành cụm trang trại điện gió B&T công suất 252 MW tại huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Xem thêm(Báo Khánh Hòa) Công ty cổ phần Năng lượng AMI Khánh Hòa được Chính phủ Mỹ tài trợ dự án đầu tư hệ thống Pin tích điện (BESS)
Đối thoại An ninh năng lượng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 3 được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 10 năm 2021 do ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và bà Anna Shpitsberg, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đồng chủ trì. Đối thoại gồm 4 phiên trao đổi về các chủ đề: Chuyển dịch Năng lượng; Phát triển lưới điện và tích hợp Năng lượng tái tạo vào hệ thống điện; Phát triển điện gió; và Lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án điện, năng lượng tái tạo. Đối thoại An ninh năng lượng Việt Nam-Hoa Kỳ là cơ chế hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiết lập và tổ chức lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2018.
Xem thêm(VoV.vn) Huy động cần cẩu 100 tấn để cẩu đầu máy tàu trật bánh, thông tuyến đường sắt Bắc Nam
VOV.VN - Đường sắt Bắc Nam chính thức thông tuyến, khai thác trở lại hơn 10 tiếng bị tắc nghẽn do tàu hàng SH4 trật bánh xảy ra tại ga Sa Lung, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Xem thêm(Báo Quảng Trị) Thông tuyến đường sắt Bắc Nam sau hơn 10 giờ bị tắc nghẽn
(QTO) - Đường sắt Bắc Nam chính thức thông tuyến, khai thác trở lại vào lúc 20 giờ 20 phút tối 17/7, sau hơn 10 giờ bị tắc nghẽn do tàu hàng SH4 trật bánh xảy ra tại ga Sa Lung (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh).
Xem thêm(Báo Quảng Bình) Dự án Cụm Trang trại điện gió B&T đã giải ngân được số tiền hơn 1.800 tỷ đồng
Thông tin từ Công ty cổ phần điện gió B&T cho biết, thực hiện Dự án Cụm Trang trại điện gió B&T, đến nay, đơn vị đã giải ngân được số tiền hơn 1.800 tỷ đồng trên tổng nguồn vốn đầu tư thực ahiện dự án là hơn 8.000 tỷ đồng.
Xem thêm(Năng Lượng Việt Nam) Ký hợp đồng tín dụng tài trợ dự án điện gió BT2
Ngân hàng Vietcombank - CN Kỳ Đồng và Công ty Cổ phần Điện gió BT2 vừa tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ dự án điện gió BT2, tại tỉnh Quảng Bình, công suất 100,8 MW.
Xem thêm(CafeF VN) Những dự án đầu tư quy mô ‘khủng’ trong năm 2020
Hàng loạt dự án lớn với mức đầu tư nghìn tỷ đồng được triển khai xây dựng trong năm 2020 kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
Xem thêm(Báo Đầu Tư) Quảng Bình: Khởi công cụm trang trại điện gió trên bờ lớn nhất Việt Nam
Cụm trang trại điện gió B&T có tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng, công suất 210 MW, do Công ty AMI AC Renewables làm chủ đầu tư, các nhà thầu kinh nghiệm trong nước và quốc tế thực hiện.
Xem thêm(Vecea.vn) Xây dựng nhà máy điện mặt trời – chuyện bây giờ mới kể
VECEA: The race to build solar power plants shows that the soft mechanism of a private investor is always superior to an investor from the budget.
Xem thêm