(KHANHHOA Online) AMI Khánh Hòa được lựa chọn cung cấp tín chỉ carbon cho Thế vận hội Paris 2024
Mới đây, Thế vận hội Paris 2024 đã công bố tiến bộ mới nhất trong chiến lược carbon thấp của thế vận hội. Bên cạnh tham vọng giảm lượng khí thải carbon tại thế vận hội, ban tổ chức đã phát triển một chương trình tài trợ cho các dự án nhằm tránh và thu giữ lượng khí thải carbon, nhằm mục đích bù đắp lượng khí thải không thể tránh khỏi liên quan đến sự kiện thể thao mùa hè này.
Trong đó, Nhà máy năng lượng mặt trời AMI Khánh Hòa (xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) là nhà máy phát điện duy nhất tại Việt Nam được lựa chọn cung cấp tín chỉ carbon cho Paris 2024.
Ngoài ra, Ban tổ chức Paris 2024 còn tài trợ cho việc thực hiện 9 dự án (tất cả đều gần xích đạo, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu) để thực hiện việc giảm thải và bù đắp carbon cho thế vận hội. Đó là việc lắp đặt hàng chục nghìn hệ thống nấu ăn và cung cấp nguồn nước dễ dàng hơn ở Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya và Rwanda; bảo vệ hàng nghìn ha rừng khỏi nạn phá rừng ở Guatemala và Kenya, đồng thời phục hồi rừng ngập mặn ở Senegal.
Ban tổ chức Thế vận hội Paris 2024 công bố các dự án bù đắp carbon cho sự kiện thể thao này. |
Bà Emilie Alberola - Tổng Giám đốc EcoAct Pháp (Nhà tài trợ chính thức cho Thế vận hội Olympic và Paralympic Paris 2024) cho biết: “Là chuyên gia thế giới về thị trường carbon và phát triển dự án, EcoAct tự hào hỗ trợ Paris 2024 trong việc lựa chọn và giám sát 3 dự án đóng góp về khí hậu ở Senegal, Rwanda và Việt Nam (Nhà máy năng lượng mặt trời AMI Khánh Hòa). Những dự án này sẽ không chỉ cô lập carbon và giảm lượng khí thải carbon mà còn mang lại nhiều lợi ích đồng thời cho cộng đồng địa phương, những người đang ở tuyến đầu của biến đổi khí hậu”.
Được biết, Nhà máy năng lượng mặt trời AMI Khánh Hòa có tổng công suất lắp đặt là 50MW. Dự án tạo ra 76.842 MWh điện mỗi năm, sẽ thay thế lượng khí thải nhà kính (GHG) do con người phát thải ước tính khoảng 65.254 tCO2/năm.
Theo ĐÌNH LÂM - KHANHHOA Online
Bài viết liên quan
Paris 2024 trình bày tiến bộ mới nhất trong chiến lược carbon thấp
Paris 2024 đã đặt mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải carbon của Thế vận hội so với mức trung bình của London 2012 và Rio 2016. Chưa đầy một tháng trước khi Thế vận hội bắt đầu, nó sẽ trình bày những phát triển mới nhất liên quan đến các cam kết về khí hậu trong hai lĩnh vực chính: giảm lượng khí thải liên quan đến Thế vận hội và hỗ trợ cho các dự án thu giữ và tránh carbon.
Xem thêm(Báo Đầu Tư) AMI AC Renewables dự tính đầu tư 6 tỷ USD vào dự án điện gió tại Quảng Bình
Ông Nguyễn Nam Thắng, Tổng giám đốc Công ty AMI AC Renewables cho biết đang nghiên cứu phát triển dự án điện gió ngoài khơi với tổng mức đầu tư khoảng 6 tỷ USD tại Quảng Bình.
Xem thêm(Sở Công thương - Quảng Bình) Khánh thành cụm trang trại điện gió B&T 252 MW tại Quảng Bình
Ngày 16/11, Công ty Cổ phần AMI AC Renewables (là công ty mẹ của công ty cổ phần điện gió B&T), chính thức tổ chức nghi lễ khánh thành cụm trang trại điện gió B&T công suất 252 MW tại huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Xem thêm(Báo Khánh Hòa) Công ty cổ phần Năng lượng AMI Khánh Hòa được Chính phủ Mỹ tài trợ dự án đầu tư hệ thống Pin tích điện (BESS)
Đối thoại An ninh năng lượng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 3 được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 10 năm 2021 do ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và bà Anna Shpitsberg, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đồng chủ trì. Đối thoại gồm 4 phiên trao đổi về các chủ đề: Chuyển dịch Năng lượng; Phát triển lưới điện và tích hợp Năng lượng tái tạo vào hệ thống điện; Phát triển điện gió; và Lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án điện, năng lượng tái tạo. Đối thoại An ninh năng lượng Việt Nam-Hoa Kỳ là cơ chế hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiết lập và tổ chức lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2018.
Xem thêm(VoV.vn) Huy động cần cẩu 100 tấn để cẩu đầu máy tàu trật bánh, thông tuyến đường sắt Bắc Nam
VOV.VN - Đường sắt Bắc Nam chính thức thông tuyến, khai thác trở lại hơn 10 tiếng bị tắc nghẽn do tàu hàng SH4 trật bánh xảy ra tại ga Sa Lung, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Xem thêm(Báo Quảng Trị) Thông tuyến đường sắt Bắc Nam sau hơn 10 giờ bị tắc nghẽn
(QTO) - Đường sắt Bắc Nam chính thức thông tuyến, khai thác trở lại vào lúc 20 giờ 20 phút tối 17/7, sau hơn 10 giờ bị tắc nghẽn do tàu hàng SH4 trật bánh xảy ra tại ga Sa Lung (xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh).
Xem thêm(Báo Quảng Bình) Dự án Cụm Trang trại điện gió B&T đã giải ngân được số tiền hơn 1.800 tỷ đồng
Thông tin từ Công ty cổ phần điện gió B&T cho biết, thực hiện Dự án Cụm Trang trại điện gió B&T, đến nay, đơn vị đã giải ngân được số tiền hơn 1.800 tỷ đồng trên tổng nguồn vốn đầu tư thực ahiện dự án là hơn 8.000 tỷ đồng.
Xem thêm(Năng Lượng Việt Nam) Ký hợp đồng tín dụng tài trợ dự án điện gió BT2
Ngân hàng Vietcombank - CN Kỳ Đồng và Công ty Cổ phần Điện gió BT2 vừa tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ dự án điện gió BT2, tại tỉnh Quảng Bình, công suất 100,8 MW.
Xem thêm(CafeF VN) Những dự án đầu tư quy mô ‘khủng’ trong năm 2020
Hàng loạt dự án lớn với mức đầu tư nghìn tỷ đồng được triển khai xây dựng trong năm 2020 kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
Xem thêm(Báo Đầu Tư) Quảng Bình: Khởi công cụm trang trại điện gió trên bờ lớn nhất Việt Nam
Cụm trang trại điện gió B&T có tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng, công suất 210 MW, do Công ty AMI AC Renewables làm chủ đầu tư, các nhà thầu kinh nghiệm trong nước và quốc tế thực hiện.
Xem thêm(Vecea.vn) Xây dựng nhà máy điện mặt trời – chuyện bây giờ mới kể
VECEA: The race to build solar power plants shows that the soft mechanism of a private investor is always superior to an investor from the budget.
Xem thêm(CafeF VN) AMI và AC Energy đưa trang trại điện mặt trời BMT Đắk Lắk hoà lưới, bắt đầu vận hành thương mại
Dự án điện mặt trời BMT có công suất lắp đặt 30 Mwp, do Liên doanh giữa Công ty Cổ phần AMI và Tập đoàn AC Energy (Philippine) làm chủ đầu tư. Đây là dự án về năng lượng tái tạo tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk.
Xem thêm